Phương pháp Montessori - Nghệ thuật nuôi dạy trẻ đỉnh cao
Trang chủGiới thiệu

    Phương pháp giáo dục Montessori được đánh giá là phương pháp giáo dục tiên tiến, khoa học và hoàn thiện nhất trên thế giới hiện nay, phương pháp này lấy tên tiến sĩ Montessori - nhà giáo dục, nữ bác sĩ người Italia, người đã dùng cả đời tâm huyết sáng tạo ra nó. Qua quan sát và nghiên cứu hoạt động của trẻ, tiến sĩ Montessori đã phát hiện ra rằng, trí lực của con người không phải được định hình từ lúc mới sinh, ngược lại nó không ngừng được nâng cao và hoàn thiện trong điều kiện được phát huy tối đa cảm quan. Hơn nữa, trẻ em từ 0 - 6 tuổi đã có thể biết "tiếp thu có chọn lọc", giai đoạn này nên để quá trình học tập của trẻ em diễn ra một cách tự nhiên, người lớn tránh áp đặt trẻ.

    Vì sự phát triển tự nhiên của trẻ, tiến sĩ Montessori đã thiết kế ra rất nhiều giáo cụ vừa đẹp, vừa hữu dụng, tạo lập ra một môi trường học tập thân thiện khiến trẻ có thể tự do tìm tòi, sáng tạo và vui vẻ học tập, từ đó làm dày thêm vốn sống, phát huy hết tiềm năng, giúp trẻ hình thành sự tự tin, sự tập trung, óc quan sát, sức sáng tạo và khả năng giao tiếp ... tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển của trẻ.

   Đặc điểm của giáo cụ Montessori: Được thiết kế phù hợp kích thước của trẻ nhỏ, có sức thu hút, hài hoà và cân đối lôi cuốn sự hứng thú của trẻ nhỏ. Ngay trên những giáo cụ cũng có thể chỉnh sửa những lỗi sai và đặc tính được tách biệt. Ngoài ra, các giáo cụ bao gồm những đồ vật từ đơn giản đến phức tạp nên có thể nhận thức toàn bộ cũng như từng bộ phận và cũng có mục đích trực tiếp và mục đích gián tiếp.

    Giáo viên Montessori lý tưởng nhất: Giáo viên của lớp học Montessori là người tạo ra môi trường Montessori đồng thời giữ vai trò kết nối bọn trẻ với môi trường. Nếu không có giáo viên Montessorori giỏi thì môi trường học dù được chuẩn bị tốt đến đâu cũng không mang lại hiệu quả. Giáo viên là người mang lại sinh khí cho môi trường học, vì vậy giáo viên là một mắt xích quan trọng trong môi trường lớp học của trẻ. Các giáo viên Montessori luôn nhã nhặn và kiên nhẫn, không chỉ tay ra lệnh, không phê bình chỉ trích; họ không coi bản thân là trung tâm của lớp học, họ không đứng trước mặt trẻ để giúp trẻ làm những việc không cần thiết, mà họ ở phía sau trẻ, từng bước từ phát hiện, khám phá, thảo luận, đến tìm cách giải quyết các vấn đề, qua đó giúp trẻ tiến bộ.